banner

Xóa sẹo: Không đơn giản!

Xóa sẹo: Không đơn giản!

 Không ít người cảm thấy mất tự tin vì sẹo, dù nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hiện có nhiều công nghệ giúp bạn  chia tay” với sẹo, tuy vậy, việc xóa sẹo không hề đơn giản.

 

 

xoa-seo-2Trước và sau khi điều trị sẹo lồi

Nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân gây sẹo rất đa dạng như: da bị chấn thương, trầy xước do tai nạn; do phẫu thuật… Đáng lưu ý, theo BS Ngô Minh Vinh, Khoa Khám bệnh Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM, nhiều người bị mụn trứng cá thể bọc, điều trị không đúng cách như dùng các loại thuốc bôi có chứa corticoid (kem trộn, kem “bảy màu”…); thói quen nặn, bóp, cắt, chích, lể, hút mụn, lăn mụn không giữ vệ sinh khiến vi trùng lan rộng phát triển thành mụn bọc, gây sẹo. Ngoài ra, còn có nguyên nhân do nhiễm trùng như: nhọt, thủy đậu, đậu mùa… Tùy vào cơ địa và vị trí da bị thương tổn mà hình thành sẹo lõm hoặc sẹo lồi.

Sẹo ở lớp da sẽ xuất hiện khi có bất kỳ tổn thương dưới dạng vật lý (nhiệt độ, laser, tác động lực…) hay hóa học (hóa chất baze, axít) hoặc vết cắt da làm tổn thương lớp tế bào đáy không hồi phục. BS Phạm Xuân Khiêm, Giám đốc BV Thẩm mỹ Emcas, cho biết: “Mức độ hồi phục lớp tế bào đáy tùy vào từng người, tối thiểu 0,7mm và tối đa là 1,2mm”. Có một số người thuộc dạng cơ địa sẹo lồi (tỷ lệ 1/10.000) hay tổn thương ở những vùng dễ có sẹo lồi như: trước xương ức và giữa khe mông, hoặc ở những vùng vận động: khuỷu tay, chân, đầu gối…

seo-loi-va-cach-dieu-tri-hieu-qua

 

Có trị hết sẹo?

Theo BS Khiêm, điều trị sẹo khá khó khăn. Các bước điều trị có thể: cắt bỏ rồi may lại đối với trường hợp sau mổ bắt con bị sẹo xấu, sẹo bị nhiễm trùng; ghép da đối với sẹo bỏng. Sẹo ở những vùng vận động, sẹo ở vùng trước xương ức và khe mông thì chích thuốc cho sẹo không còn gồ lên. Nếu thất bại với các can thiệp khác thì dùng phương pháp dán phóng xạ. Một hướng mới nữa là sẽ dùng tế bào gốc để tạo da (không sắc tố) rồi ghép. Có thể sử dụng da thừa trong can thiệp thẩm mỹ để ghép da bỏng có diện tích rộng.

Các thuốc bôi trong điều trị sẹo mụn chỉ có tác dụng cải thiện sẹo mới hình thành trong vòng một năm. Trường hợp di chứng mụn đã hình thành lâu thì phải can thiệp có xâm lấn như vi mài mòn. Tuy nhiên, phương pháp này ít hiệu quả và làm tổn hại, bào mòn vùng da xung quanh di chứng mụn nên ít được sử dụng. Bên cạnh đó, lăn kim (Dermaroller) phối hợp với điều trị bằng tế bào gốc có hiệu quả với những sẹo lõm nông. Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp sẹo lõm sâu bị xơ chai và co kéo; kết hợp với laser tái tạo bề mặt để nâng cao hiệu quả trị liệu.

BS Ngô Minh Vinh chia sẻ thêm, hiện nay công nghệ laser vi phân có hiệu quả cao trong điều trị các loại sẹo mụn, làm đầy sẹo khoảng 70% sau hai-ba đợt trị liệu. Tuy nhiên, với những trường hợp sẹo co kéo hoặc sẹo hình phễu thì nên kết hợp với phẫu thuật để mang lại hiệu quả tối ưu.

Lưu ý khi điều trịCác BS lưu ý, chống chỉ định điều trị laser trong các trường hợp sau: phụ nữ có thai; dùng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim; da đang bị dị ứng hoặc nhạy cảm với ánh sáng; tiền căn bị sẹo lồi; tiểu đường không kiểm soát… Sau điều trị, cần nghỉ dưỡng trong vòng năm-bảy ngày. Săn sóc sau điều trị: rửa mặt bằng nước ấm, có thể dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Bôi mỡ kháng sinh bốn lần trong ngày, sau khi da lành thì nên bôi kem giữ ẩm. Tránh nắng tuyệt đối trong vòng hai tuần đầu, tốt nhất dùng viên thuốc uống chống nắng hoặc kết hợp với kem chống nắng có chỉ số chống nắng ít nhất là SPF 30. Có thể trang điểm nhẹ sau năm-bảy ngày.Mỗi đợt điều trị laser ít nhất từ bốn-sáu lần. Lưu ý, laser luôn có tác dụng phụ, như tăng sắc tố da, khiến da bị sậm màu.

 

                                                                                                                                                                                                                                    NGUYỄN CẨM

About the Author